Nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong tầm nhìn
"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

Nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong tầm nhìn
"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

Nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong tầm nhìn 'Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở'

"Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP) là gì?

Bối cảnh

  • Tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Abe đã đề xướng ý tưởng “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (Free and Open Indo-Pacific) trong bài phát biểu quan trọng của TICAD VI được tổ chức tại Kenya.
  • Hướng tới mục tiêu nâng cao "mối liên kết" giữa châu Á và châu Phi thông qua Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của toàn bộ khu vực

Ba cột của "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

  1. Thượng tôn pháp luật tự do hàng hải, phổ cập và định hình thương mại tự do v.v.
  2. Theo đuổi thịnh vượng kinh tế (nâng cao mối liên kết v.v.)
  3. Đảm bảo hòa bình và ổn định

Tư duy cơ bản về "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

  • Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là cốt lõi của sức sống thế giới, nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới, và việc thực hiện phát triển ổn định và tự chủ của khu vực là điều không thể thiếu cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới
  • Tầm nhìn "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" nhằm mục đích thúc đẩy các hoạt động kinh tế và xã hội tự do và tích cực trong toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thực hiện thịnh vượng cho toàn bộ khu vực

Chính sách hợp tác với chính phủ để thúc đẩy
"Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

Nỗ lực của Bộ Quốc phòng nhằm thúc đẩy tầm nhìn "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP)

Đặc sắc của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

  • Các tuyến đường biển chính của Nhật Bản đi qua, và tập trung phần lớn dân số thế giới. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, sự ổn định của khu vực này là vô cùng quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Nhật Bản.
  • Mặt khác, có nhiều vấn đề khác nhau đối với sự ổn định của khu vực, chẳng hạn như việc hiện đại hóa nhanh chóng sức mạnh quân sự và tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực
  • Bên cạnh đó, trong khu vực các quốc gia đang thực hiện các nỗ lực để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng như vậy của tình hình

Phương hướng nỗ lực của Bộ Quốc phòng

  • Đảm bảo sử dụng ổn định các tuyến đường biển chính bằng cách tận dụng hợp tác / giao lưu quốc phòng
  • Thúc đẩy xây dựng lòng tin hay hiểu biết lẫn nhau để tránh những trường hợp bất trắc
  • Đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực với sự hợp tác của các nước liên quan
  • Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều thách thức trong bảo vệ an ninh
  • Tạo ra môi trường bảo vệ an ninh thích hợp cho Nhật Bản bằng cách tận dụng hợp tác / giao lưu quốc phòng

Mở rộng Tầm nhìn "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

  • Các quốc gia phát biểu các sáng kiến trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
    Nhất quán với cả tầm nhìn "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" của Nhật Bản
  • Nhật Bản bao gồm Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ sẽ thúc đẩy hợp tác với tất cả các quốc gia tán thành tầm nhìn này
Nhật Bản Tầm nhìn "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở"
Nhật Bản Tầm nhìn 'Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở'
Hoa Kỳ Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Hoa Kỳ Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
ASEAN Quan Điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương
ASEAN Quan Điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương
Ấn Độ Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI)
Ấn Độ Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI)

Tầm nhìn "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và rộng mở"là bao trùm

Thúc đẩy Tầm nhìn "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" được nhìn thấy trên bản đồ

Thúc đẩy Tầm nhìn 'Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở' được nhìn thấy trên bản đồ
  • Bộ Quốc phòng và Lực lượng Phòng vệ tăng cường hợp tác / giao lưu quốc phòng với Đông Nam Á, Nam Á, các quốc đảo Thái Bình Dương có các tuyến đường biển quan trọng đi qua, cũng như với từng khu vực của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Trung Đông hay Châu Phi, Trung Nam Mỹ mà quan trọng đối với bảo vệ an ninh năng lượng
  • Trong quá trình thúc đẩy, chia sẻ tầm nhìn gọi là FOIP, với các nước như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand (NZ), Ấn Độ, các nước châu Âu như Anh, Pháp v.v., và, đồng thời tích cực hợp tác với các quốc gia có kết nối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình DươngCanada
  • Tuy nhiện, FOIP là nội dung bao quát, nếu tán thành với sáng kiến này, thì nước nào cũng có khả năng hợp tác

Ví dụ về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với các quốc gia chia sẻ tầm nhìn FOIP

Hoa Kỳ

  • Nhật-Mỹ hợp tác thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực (y học dưới biển) cho Việt Nam
  • Thực hiện tập huấn chung Nhật-Mỹ trong khuôn khổ tập huấn phái cử cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPD: Indo-Pacific Deployment)

Úc / New Zealand

  • Tham gia hỗ trợ nâng cao năng lực (Harii Hamutuk) cho Đông Timor do Úc tổ chức
  • Thực hiện tập huấn chung Nhật-Mỹ-Úc (Cope North)
  • Thực hiện tập huấn chung hỗ trợ nhân đạo / cứu trợ thiên tai (HA / DR) (Christmas drop)

Anh / Pháp

  • Thực hiện tập huấn chung Nhật-Pháp-Úc-Mỹ (La Perouse)
  • Thực hiện tập huấn chung Nhật-Anh (Vigilant Isles, Guardian North)

Ấn Độ

  • Thực hiện tập huấn chung 3 quân chủng (Dharma Guardian, Malabar, Shinyuu Maitri)
  • Thêm vào Mỹ-Úc-Anh-Pháp-Nga-Indonesia, cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên "2 + 2" đã được tổ chức giữa Nhật-Ấn độ

Ví dụ về nỗ lực ở Đông Nam Á và Nam Á

Đông Nam Á Đảm bảo ổn định tuyến đường biển Đông Nam Á, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông

  • Phát biểu "Tầm nhìn Vientiane 2.0", Phương hướng cho hợp tác quốc phòng Nhật-ASEAN, và chỉ rõ chính sách theo đuổi sứ mạnh tổng hợp với AOIP (ASEAN Outlook on the IndoPacific) và tăng cường hợp tác quốc phòng hỗ trợ tính trung tâm và tính thống nhất của ASEAN.
  • Liên tục thực hiện tập huấn chung và hỗ trợ nâng cao năng lực với các nước ASEAN trong tập huấn phái cử cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPD)
  • Thực hiện miễn phí chuyển giao thiết bị không dùng nữa (chuyển giao máy bay huấn luyện TC-90 cho Philippines)

Nam Á Đảm bảo ổn định tuyến đường biển Nam Á, sử dụng ổn định các cảng vịnh dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương

  • Thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực cho quân đội Sri Lanka (cứu hộ trên không)
  • Thúc đẩy các cuộc cập cảng biển - hàng không bằng trang bị của Lực lượng Phòng vệ để đảm bảo sự ổn định và an toàn của khu vực (Sri Lanka, Pakistan, Maldives, Bangladesh)

Ví dụ về nỗ lực ở các quốc đảo Thái Bình Dương, Trung Đông, Châu Phi

Quốc đảo thái bình dương Đảm bảo ổn định tuyến đường biển của các quốc đảo Thái Bình Dương, xây dựng mối quan hệ trung và dài hạn giữa các cơ quan quốc phòng

  • Kế hoạch tổ chức JPIDD (Japan Pacific Islands Defense Dialogue: Đối thoại Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản - Quốc đảo Thái Bình Dương) lần đầu tiên, là cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng đa phương đầu tiên của Nhật Bản
  • Thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực cho Quân đội Papua New Guinea (đào tạo đội nhạc quân đội)
  • Thông qua tập huấn chung, thúc đẩy các cuộc cập cảng biển - hàng không bằng trang bị của Lực lượng Phòng vệ và thực hiện cung cấp vật tư (Christmas drop)

Trung Đông / Châu Phi Bảo đảm an ninh năng lượng của Trung Đông / Châu Phi và đảm bảo hợp tác trong các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ

  • Tham gia tích cực vào các hội nghị bảo vệ an ninh đa phương ở khu vực Trung Đông. Đặc biệt, tại Đối thoại Manama tổ chức ở Bahrain vào tháng 11 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Kono lần đầu tiên tham gia với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và đã phát biểu khẳng định sẽ dành toàn bộ nỗ lực để duy trì trật tự quốc tế và hàng hải dựa trên thượng tôn pháp luật
  • Thúc đẩy hợp tác trang bị / công nghệ quốc phòng ở khu vực Trung Đông
  • Thúc đẩy các cuộc cập cảng biển - hàng không bằng trang bị của Lực lượng Phòng vệ để đảm bảo sự ổn định và an toàn của khu vực (Oman, UAE, Ả Rập Xê Út, Bahrain)
  • Thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực cho quân đội Djibouti (tăng cường năng lực ứng phó với thiên tai)
  • Chống cướp biển ở Vịnh Aden, ngoài khơi Somalia

Định vị hợp tác bảo vệ an ninh trong đại cương kế hoạch quốc phòng (năm 2018)

Chính sách quốc phòng cơ bản của Nhật Bản

  • Đối với vấn đề quốc phòng của Nhật Bản, sau khi chỉ rõ các mục tiêu và phương tiện để đạt được chúng, thì thúc đẩy một cách tích cực và có chiến lược các nỗ lực đa dạng hơn bao giờ hết
  • Với mục tiêu quốc phòng, luôn sẽ tạo ra một môi trường bảo vệ an ninh đáng mơ ước cho Nhật Bản bằng cách tích hợp sức mạnh mà Nhật Bản có được, đồng thời ngăn chặn các mối đe dọa, và trong trường hợp không may xảy ra mối đe dọa, đối phó với mối đe dọa một cách chắc chắn
  • Tăng cường (1) hệ thống quốc phòng của riêng Nhật Bản, (2) Đồng minh Nhật-Mỹ và (3) hợp tác bảo vê an ninh, như phương tiện để đảm bảo đạt được mục tiêu quốc phòng

Tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh

  • Dựa trên tầm nhìn “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, thúc đẩy chiến lược hợp tác bảo vệ an ninh đa giác và đa tầng, đồng thời xem xét đặc điểm của khu vực và tình hình thực tế của nước đối tác
  • Trong khuôn khổ đó, thì sẽ tích cực sử dụng khả năng quốc phòng, hợp tác / giao lưu quốc phòng bao gồm tập huấn / diễn tập chung, hợp tác trang bị / công nghệ quốc phòng, hỗ trợ nâng cao năng lực, trao đổi giữa các quân đội v.v.
  • Định vị hợp tác bảo vệ an ninh là một trong ba phương tiện để đạt được mục tiêu quốc phòng của Nhật Bản
  • Tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh để góp phần đạt được "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở"

pamphlet

Related Links